Giá cà phê tăng từng ngày

Người trồng cà phê tại Tây Nguyên đang phấn khởi vì giá tăng liên tục nhưng lại không vội bán mà chờ giá cao hơn

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên ngày 12-2 tăng 300-400 đồng/kg, tính gộp đã cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với trước Tết. So với ngày 11-2, giá cà phê nhân xô tại Gia Lai tăng 300 đồng, đạt mức 35.200 đồng/kg; tại Đắk Lắk tăng 400 đồng, đạt mức 35.100 đồng/kg.


Theo ông Dương Nga Văn, Trưởng Phòng Kế hoạch Công ty Cà phê Đắk Uy (Tổng Công ty Cà phê Việt Nam), việc cà phê tăng giá do tác động từ thị trường quốc tế. Ngoài ra, ông Lê Sĩ Đông, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Cà phê Nguyên Huy Hoàng (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum), nhận định các doanh nghiệp nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày khiến giao dịch tại thị trường trong nước giảm, góp phần đẩy giá cà phê lên cao.

Điểm Qua 7 Loại Cà Phê Ngon Nhất Trên Thế Giới

Café là loại thức uống đã trở nên quen thuộc và được yêu thích trên khắp thế giới, cafe giúp chúng ta thư giãn tinh thần sau những giờ làm việc mệt mỏi và có nhiều lợi ích khác (xem thêm: lợi ích đáng ngạc nhiên của việc uống cà phê). Hãy cùng chúng tôi điểm qua 7 loại cà phê ngon nhất trên thế giới nhé.

1. Cafe Pacamara

Pacamara là giống lai của chủng Pacas và chủng Maragogype. Giống đã được tạo ra ở El Salvador. Kích cỡ của cây cà phê lẫn hạt cà phê Pacamara rất lớn, di truyền theo gien  Maragogype của nó.. Pacamara có xu hướng thể hiện chất lượng tốt hơn khi được canh tác ở độ cao. Hương vị của nó rất đặc trưng, thể hiện xuất sắc ở độ đáng dịu pha lẫn chua thanh, tính thăng hoa trong cảm xúc vị giác và hậu vị lưu luyến lại dài.


Việt Nam trở thành “người khổng lồ” cà phê như thế nào?

Khi nghĩ đến cà phê, bạn có thể lập tức nhớ tới Brazil, Colombia hay Ethiopia. Nhưng nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới hiện là Việt Nam.

Làm thế nào mà thị phần cà phê của Việt Nam có thể nhảy vọt từ 0,1% lên 20% chỉ trong 30 năm. Sự thay đổi chóng mặt này ảnh hưởng đến đất nước như thế nào? Hãng tin BBC của Anh vừa có bài viết về vấn đề này.


Khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, đất nước gặp vô vàn khó khăn, các chính sách kinh tế sao chép từ Liên Xô cũ hầu như không giúp ích được gì. Nền kinh tế và nông nghiệp là nền kinh tế sản xuất quy mô nhỏ, mang tính tự cung tự cấp, vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và tỏ rõ nhiều bất cập. Đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.

Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định thực hiện một bước ngoặt mang tính lịch sử, thực hiện chính sách đổi mới, cải cách kinh tế theo hướng mở cửa. Ngành sản xuất cà phê cũng theo đó mà phát triển.

Trong những năm 1990, sản lượng cà phê tăng mỗi năm từ 20-30%. Hiện ngành công nghiệp này sử dụng khoảng 2,6 triệu lao động. Sự lớn mạnh trong lĩnh vực trồng và sản xuất cà phê đã giúp chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Năm 1994, khoảng 60% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ. Trong thời điểm hiện tại, con số này là dưới 10%.

Quán cà phê tính tiền theo…thái độ của khách hàng

Thật kì lạ phải không các bạn. Nhưng thật sự có một quán cà phê ở miền nam nước Pháp đã “phạt” những khách hàng không lịch sự bằng cách “chém” một ly cà phê lên tới 7 Euro (hơn 200,000 đồng) nếu họ không nói “please – xin vui lòng”…

Trong khi đó, những vị khách có cách cư xử đẹp khi không quên nói từ “please” sẽ chỉ phải trả 4.25 Euro (123,500 đồng) cho một ly cà phê tương tự. Trong trường hợp này có thể nói thái độ lịch sự không những chẳng làm bạn mất gì mà thậm chí còn có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản nhỏ nữa.



Quán cà phê Petite Syrah ở thành phố Nice thuộc vùng Riviera này còn đặc biệt dành sự ưu ái cho những khách hàng đến thưởng thức với một thái độ lịch sự và hân hoan dành cho người pha cà phê khi nói “Chúc một ngày tốt lành, vui lòng cho tôi ly cà phê” bởi vì họ chỉ mất có 1.4 Euro (40,700 đồng) cho một ly cà phê mà thôi.

Tuyên ngôn cà phê thật

Mới đọc cái tiêu đề, hẳn cũng có bạn sẽ nghĩ rằng: “cường điệu” – mua cà phê, bán cà phê, nhà rang xay cà phê như bao nhiêu ngành nghề khác, há gì mà phải nói là tuyên ngôn nghe nổ như pháo tết.

Thực ra nguyên nghĩa của cái chữ “tuyên ngôn” cũng chẳng có gì to tát, chẳng qua đó là một lời (ngôn) tuyên bố quan điểm, sự kiện… của mình. Không nhất thiết phải liên tưởng cái chữ “Tuyên ngôn” với điều gì quá vĩ đại để rồi tự nhiên thấy không dám sử dụng nó cho những sự kiện khác.


Một chị bán thịt thì quyết tâm với chuyên môn bán thịt, vẫn biết rằng thịt vẫn thường được nấu chung với rau, hay có khi khách không mua thịt thì chuyển sang mua cá, nhưng không vì thế mà lại bỏ thêm món rau bên cạnh, hay kèm thêm vài cân cá để tiện cho khách hàng mua, còn mình thì để kiếm thêm tí lời. Chị ta tuyên bố: Tôi chỉ bán thịt.

Ngày xưa nhà văn Pháp Victor Hugo có một số bài thơ rất hay, một nhạc sỹ nổi tiếng rất yêu thích thơ của ông và cứ nằng nặc đi theo xin ông cho phép được phổ những vần thơ của ông thành nhạc, sau nhiều lần từ chối không được, nhà văn đã quay lại và gắt rằng: sao thế, chắc ông nghĩ rằng thơ của tôi chưa đủ giai điệu du dương của nó hay sao mà đòi thêm những nốt nhạc vớ vẩn của ông vào đấy? Điều của Vitor Hugo nói cũng có thể cho là một tuyên ngôn về thơ của ông.